Quy tắc trước - sau khi tắm mọi người vẫn làm sai do không biết gây hại cho cơ thể mỗi ngày

Thiện Duyên 2017-06-17 15:00
- Chúng ta vẫn thường có thói quen gội đầu trong lúc tắm, nhưng chuyện gội đầu trước hay sau sẽ có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và tắm như thế nào mới thật sự khoa học và khỏe mạnh?

Quá trình trao đổi chất của cơ thể sẽ hình thành những vật chất trao đổi trên các tầng bề mặt da, trong đó điển hình nhất chính là lượng chất dầu tiết ra trên da của bạn. Tuy chất dầu này có tác dụng làm mềm, ẩm và bảo vệ cho da nhưng nếu quá nhiều thì lượng dầu dư thừa sẽ tích tụ lại, dễ gây ách tắc các lỗ chân lông, ảnh hưởng đến sự vận hành sinh lý bình thường của da.

Công việc tắm rửa hằng ngày chính là để hỗ trợ làm sạch chất dầu quá tải cùng với các chất bẩn khác, giúp làn da luôn thông thoáng và khỏe mạnh. Vì vậy, tắm như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu cũng là vấn đề rất đáng quan tâm.

Tắm đúng cách: Gội đầu trước hay sau?

Rửa mặt trước, gội đầu sau là cách bảo vệ da, tóc tốt nhất

Lượng dầu trên khuôn mặt tương đối nhiều hơn so với những bộ phận khác trên cơ thể. Các chất tiết ra tự thân này kết hợp với bụi bẩn tích tụ trong suốt một ngày sinh hoạt sẽ trở thành độc tố và gánh nặng cho làn da, kéo theo là hệ quả cản trở quá trình trao đổi chất của toàn cơ thể. Nếu muốn cản trở các chất gây bất lợi này không cho chúng xâm nhập vào sâu bên trong da thì phải kịp thời “thanh tẩy”.

Khi bạn tắm rửa, hơi nước nóng bốc ra sẽ làm các lỗ chân lông giãn nở, giúp cho việc làm sạch da càng tăng hiệu quả hơn. Do đó, bạn nên tận dụng thời gian thư giãn trong nhà tắm để đồng thời “thanh tẩy” cho khuôn mặt. Trước tiên, hãy làm ướt mặt và có thể sử dụng sữa rửa mặt, nhẹ nhàng massage và làm sạch lại bằng chính nước ấm dùng để tắm.

Trong thời gian bạn rửa mặt cũng chính là lúc để tóc được làm ẩm bằng hơi nóng nước, khiến cho mái tóc trở nên mềm mượt và bớt rối hơn. Việc gội đầu sau đó sẽ thuận lợi và hiệu quả bởi dưỡng chất trong dầu gội sẽ dễ dàng được hấp thu và tóc cũng ít bị tổn hại do thao tác chà xát.

Tắm đúng cách: Gội đầu trước hay sau?

Tránh để vòi sen phun vào mặt

Nhiều người nghĩ rằng để vòi sen bắn nước vào mặt sẽ càng tăng hiệu quả làm sạch da nhưng thói quen này cực kỳ sai lầm. Áp lực nước từ vòi sen khá cao khiến cho các tia nước phun trực diện vào mặt sẽ dễ gây tổn thương da, tốt nhất là dùng tay “hất” nước để thực hiện giai đoạn rửa mặt.

Sau khi tắm, hãy bảo vệ da trước khi sấy tóc

Độ nóng từ máy sấy tóc sẽ khiến thành phần nước trên da mặt bị mất đi nhanh chóng. Nhiều người thường có thói quen sau khi tắm gội thì lập tức sấy tóc ngay, điều này sẽ khiến làn da vừa mới thanh tẩy chưa có bất cứ sự bảo vệ nào rất dễ bị tổn thương do hơi nóng, da mặt sẽ khô ráp thậm chí có thể bị sạm đen nếu thao tác này quá thường xuyên.

Vì vậy, tốt nhất sau khi tắm xong, bạn nên thoa kem dưỡng hoặc bất cứ sản phẩm nào có tác dụng bảo vệ da mặt trước rồi sau đó mới tiến hành sấy khô tóc.

Tắm đúng cách: Gội đầu trước hay sau?

Số lần tắm thích hợp

Mùa hè các dịch tiết từ cơ thể người rất thịnh, mồ hôi cũng nhiều hơn bình thường nên mỗi ngày cần tắm ít nhất 1 lần để kịp thời làm sạch và thư giãn cho da, tuy nhiên cũng không nên vì nóng bức mà tắm hơn 2 lần/ngày vì như thế dễ khiến da bị mất nước trầm trọng. Vào những mùa khác khi thời tiết không quá nóng thì số lần tắm tùy vào mỗi người mà sắp xếp cho linh hoạt.

Ngoài ra, với người thể trọng béo hoặc tuyến nhờn dưới da quá nhiều thì có thể tăng số lần tắm. Trong khi đó, với người già thì nên giảm lượng tắm hằng ngày vì sức đề kháng yếu, tắm nhiều rất dễ gây cảm mạo và sinh bệnh.

Độ nóng của nước

Nhiệt độ nước tắm nên gần với thân nhiệt cơ thể là thích hợp nhất, thông thường là khoảng 35oC - 40oC. Nếu nước quá nóng sẽ khiến các mạch máu biểu bì toàn thân bị giãn nở, lượng máu cung cấp cho tim và não bộ bị giảm xuống, dễ gây ra tình trạng thiếu oxi.

Thai phụ tắm nước nóng càng phải thận trọng hơn, không nên tham lam mà tắm nước ở nhiệt độ cao vì lúc này cơ thể người mẹ khá yếu, dễ khiến thai nhi bị thiếu oxi hoặc ảnh hưởng đến sự phát dục của bào thai.

Mùa hè nếu thích tắm nước lạnh cũng cần ở mức độ vừa phải. Nước quá lạnh sẽ khiến các lỗ chân lông thu khít, các mạch máu co lại, nhiệt lượng cơ thể không có đường tản phát ra ngoài. Đặc biệt là vào ban đêm oi bức nếu tắm nước lạnh dễ khiến bạn cảm thấy tứ chi uể oải, vai và đầu gối đau nhức, đau bụng, thậm chí còn dẫn đến các bệnh dạ dày mãn tính và viêm khớp. Thông thường mùa hè tắm nước lạnh không nên thấp hơn 10oC là thích hợp.

Tắm đúng cách: Gội đầu trước hay sau?

Thời gian tắm

Cho dù là thời tiết lạnh hay nóng thì thời gian tắm cũng không nên quá dài, bình quân khoảng 15 - 30 phút là tốt nhất để tránh hiện tượng thiếu máu, thiếu oxi cho tim và não.

Nếu tắm quá nhiều lần trong ngày và quá lâu sẽ khiến các lớp mỡ và chất nhờn dưới da bị phá hủy triệt để, dẫn đến làn da khô, nứt nẻ, thiếu sức sống, thậm chí có thể gây ngứa ngáy do mất nước và khiến da sớm lão hóa.

Tắm bồn cần chú ý gì

Tắm toàn thân: Bạn nằm ngửa ngâm mình trong bồn sao cho mực nước ngập đến khuôn ngực là thích hợp nhất. Nhiệt độ nước từ 42oC trở lên nhưng không nên quá nóng, thời gian ngâm mình khoảng 10 - 20 phút. Nếu nhiệt độ nước từ 35oC - 37oC thì thời gian tắm có thể kéo dài 1 giờ. Khi tắm, bạn thực hiện massage dưới nước để giúp làm sạch làn da và thư giãn cơ thể.

Tắm bán thân: Bạn ngồi ngâm mình trong bồn, mực nước có thể ngang đến rốn hoặc nửa lưng. Thân trên nên quấn khăn bông để tránh cảm lạnh.

 

Thiện Duyên - Nguồn: womenhealth, lirentang

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

4 con giáp càng lớn tuổi càng đẹp mặn mà