Lý giải hiện tượng "đông cứng" ở các nạn nhân bị xâm hại, khiến họ không thể phản kháng

2017-10-01 13:00
- Rất nhiều người nghĩ rằng sẽ phản kháng khi bị xâm hại, nhưng sự thật thì họ không thể làm điều đó. Đây là lý do.

Theo tổ chức quốc tế về phòng chống các vấn đề liên quan đến tình dục RAINN, cứ 98 giây trôi ở Mỹ lại có một người phải chịu nỗi đau do làm nhục thể xác, bị xâm hại. Và mỗi 8 phút đều đặn lại có một nạn nhân là trẻ em. 

Trên lý thuyết, khi một người nào đó gặp phải tình huống bị "yêu râu xanh" giở trò, họ sẽ phản kháng bằng mọi giá. Nhưng về thực tế thì không phải lúc nào cũng như vậy. 

Ảnh minh hoạ 

Đã có rất nhiều báo cáo về các trường hợp cho biết họ "không thể phản kháng" khi bị cưỡng hiếp. Không phải vì đồng tình, mà đơn giản là "không thể", vì người họ lúc đó bỗng trở nên đông cứng, không thể cử động . 

Có thể lấy ví dụ như năm 2016 tại Ý đã xảy ra một chuyện hy hữu. Một người phụ nữ bị gã đồng nghiệp nam 46 tuổi hãm hiếp, nhưng hung thủ lại được tuyên bố trắng án.  Lý do tòa án đưa ra, đó là người phụ nữ kia gần như không phản kháng lại, và điều này là dấu hiệu của sự tự nguyện. Mặc dù, cô ấy đã cố gắng để chứng minh rằng đó là một vụ hãm hiếp nhưng đều bị bác bỏ hoàn toàn. 

Và không phải chỉ có một trường hợp duy nhất xảy ra. Có một nạn nhân giấu tên đã chia sẻ rằng: "Khi hắn ta bắt đầu lột đồ của tôi, cơ thể tôi dường như cứng đơ ngay lúc đó." 

Một trường hợp khác: "Sau tất cả, tôi thấy mình thật ngu ngốc thay vì phải tìm cách thoát thân thì tôi lại cứng đơ người, không thể làm được gì khác." 

Tuy nhiên, điều này không phải lỗi của họ, mà nằm ở một hiện tượng rất khó chịu xảy ra với các nạn nhân bị căng thẳng tột độ. Nó không chỉ diễn ra ở người,  mà còn cả trên động vật nữa. 

Khoa học gọi đó là "sự bất động căng cứng" 

"Sự bất động căng cứng" (tonic immobility) là một trạng thái hoàn toàn tự nhiên của các loài động vật. Nó thường được gọi là hiện tượng Giả Chết hay Chết Lâm Sàng, và thường hay xảy ra ở cá mập khi đến mùa giao phối hoặc trước mặt bạn tình. 

Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Acta Obstetricia, thì trạng thái bất động này có thể giúp một số loài vật sống sót qua  những tình thế hiểm nghèo. Ví dụ như thỏ,  khi phải đối diện với kẻ săn mồi, chúng có thể bất động, không còn sức sống. Đơn giản là vì với thỏ, nếu chúng trông như chết, kẻ săn mồi sẽ không tấn công nữa. 

Còn đối với con người thì sao? Một nghiên cứu do t  iến sĩ Anna Moller và đồng nghiệp thực hiện tại Stockholm (Thụy Điển) trên 298 phụ nữ từng tới phòng khám cho các nạn nhân bị cưỡng hiếp. Kết quả cho thấy 70% phụ nữ hoàn toàn bị căng cứng trong lúc sự việc xảy ra. Trong đó, 48% khẳng định họ bị nặng tới mức bất động . 

Ảnh hưởng của việc bị căng cứng không chỉ dừng lại tại đó, chỉ sau 6 tháng theo dõi 1 nhóm gồm 189 thành viên thì 38,1% mắc phải chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) và 22,2% bị trầm cảm nghiêm trọng. 

Theo Moller, mức nguy cơ mắc PTSD ở nạn nhân bị cưỡng hiếp cao gấp 2,75 lần bình thường. Ngoài ra, nếu như trước kia đã có tiền sử điều trị tâm thần, đặc biệt là đã từng bị lạm dụng tình dục trong quá khứ, hiện tượng đông cứng sẽ xảy ra với tần suất tăng gấp 2 lần. 

Lý do các chuyên gia thực hiện nghiên cứu đơn thuần là vì muốn giải oan cho các nạn nhân bị cưỡng hiếp. Đã có rất nhiều trường hợp kẻ thủ ác trắng án, do nạn nhân không có dấu hiệu chống cự. 

Theo họ, luật pháp cần phải thay đổi, nhằm đứng về phía các nạn nhân nhiều hơn. 

"Đừng trách họ không phản kháng. Đó là cơ chế sinh học thường thấy ở tất cả các loài động vật" - trích lời Jennifer Wong từ ĐH Fraser (Vancouver, Canada), người không trực tiếp thực hiện nghiên cứu. 

Theo Viet NG/Trí Thức Trẻ

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Cách tắt nhạc nền trên ảnh bìa Zalo, Iphone, iOs