Hai tình huống nguy hiểm xảy ra lúc sinh, bố mẹ không hề ngờ khiến con chậm nói, không biết đi

2017-09-21 10:30
- Nếu trẻ không biết nói, không biết đi cần phải đưa đi khám sớm để phát hiện nguyên nhân gây ra.

Dùng đủ mọi mẹo mà trẻ vẫn không chịu cất lời

Năm nay hơn 3 tuổi, bé Nguyễn Thảo Anh đang điều trị tại Khoa Điều trị và Chăm sóc đặc biệt cho trẻ bại não, Bệnh viện Châm cứu Trung ương mới bắt đầu bi bô tập nói.

Theo bà Đoàn Minh Hiệp (bà ngoại bé Thảo Anh), bé lớn lên khỏe mạnh như những đứa trẻ bình thường. Lúc hơn 1 tuổi, bé Thảo Anh cũng bắt đầu bi bô tập nói gọi bà, gọi mẹ. Tuy nhiên, từ lúc 1-2 tuổi, bé Thảo Anh vẫn chỉ gọi được bà và mẹ không nói thêm được bất cứ từ đơn nào khác.

Khi nào lớn trẻ sẽ tự nói quan điểm đó nguy hiểm như thế nào?

Trẻ có biểu hiện chậm nói cần được đưa đi khám để can thiệp sớm.

Bác Hiệp chia sẻ: “Lúc cháu 2 tuổi gia đình cũng thấy cháu chậm nói hơn những đứa trẻ khác. Nhưng mọi người vẫn nói trẻ con lớn sẽ tự nói được nên gia đình cũng không mấy lo lắng".

Trong thời gian này, bác Hiệp làm theo đủ mẹo học được nhưng bé Thảo Anh vẫn không nói được các từ nào khác ngoài mẹ và bà. Do không thể nói được, cho nên những lúc bày tỏ mong muốn bé thường rất hay cáu hoặc không làm chủ được bản thân hoặc tức giận, phá đồ đạc.

Khi thấy cháu có những dấu hiệu bất thường, gia đình bác Hiệp mới đưa đi khám, bác sĩ chẩn đoán bé Thảo Anh bị tăng động nhẹ và khó khăn về ngôn ngữ. Nguyên nhân gây ra tình trạng trên của bé là do Thảo Anh bị sinh ngạt. Do thời gian chuyển dạ của mẹ quá lâu, ảnh hưởng tới não và vị trí dây thần kinh ngôn ngữ.

Bé Thảo Anh đang được các bác sĩ tại Khoa Điều trị và Chăm sóc đặc biệt cho trẻ bại não điều trị phác đồ dành cho trẻ chậm nói. Sau 2 đợt châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, tập ngữ âm hiện bé Thảo Anh đã bắt đầu học nói, học chào.

Sinh non dẫn đến khó biết đi

Sinh ra khi mới 7 tháng, bé Cấn Phương Thảo (Thạch Thất, Hà Nội) khóc rất yếu. Do sinh non, thời gian đầu bé được nuôi trong lồng kính. Sau khi ra ngoài, bé Phương Thảo vẫn phát triển như trẻ bình thường. Nhưng tới 5 tháng, bé Phương Thảo vẫn không thể bò và lẫy. Lúc đó gia đình chị Nguyễn Thị Thu Nguyệt (mẹ bé Phương Thảo) chỉ nghĩ bé chậm phát triển hơn so với trẻ bình thường.

Để giúp bé biết đi, gia đình đã mua cá về đánh vào lòng bàn chân, làm đủ mẹo nhưng vẫn không thành công. Bé Phương Thảo được 11 tháng, gia đình chị Nguyệt có đưa đi khám, bác sĩ kết luận chậm vận động do ảnh hưởng của sinh non.

Khi nào lớn trẻ sẽ tự nói quan điểm đó nguy hiểm như thế nào?

Bé Cấn Thị Phương Thảo đang bình phục rất tốt sau khi điều trị tại Bệnh viện Châm cứu trung ương.

Nhờ điều trị tích cực, hiện nay bé Phương Thảo đã bắt đầu chập chững được, có thể nói một vài từ đơn. Trường hợp của bé Phương Thảo được các bác sĩ trong khoa đánh giá phục hồi khá nhanh. Nếu kiên trì điều trị, bé Phương Thảo sẽ đi lại bình thường.

Theo BSCK I. Vũ Thị Vui, Trưởng khoa Điều trị và Chăm sóc đặc biệt cho trẻ bại não khi trẻ, Bệnh viện châm cứu Trung ương, tới tuổi trẻ biết nói và đi mà chưa đi hay nói được thì cha mẹ cần lưu ý. Cha mẹ cần phải quan sát trẻ nhiều hơn tuyệt đối không được tồn tại quan điểm “lớn sẽ biết nói, lớn sẽ biết đi”.

Đó là quan niệm chủ quan và rất sai lầm làm chậm quá trình điều trị của trẻ. Gia đình không nên lay hoay áp dụng các biện pháp dân gian để giúp trẻ biết nói hay đi, vì tất cả đều vô tác dụng. Do nguyên nhân sâu xa, bệnh lý của trẻ là có sự tổn thương trong não và cần phải được can thiệp và điều trị. Nếu không được can thiệp, trẻ khó thể phát triển hòa nhập được như trẻ bình thường và trở thành gánh nặng cho gia đình

Thường những đứa trẻ có sự bất thường về ngôn ngữ hay vận động sẽ rơi vào trường hợp mẹ sinh con lớn tuổi, con sinh ra bị ngạt, con sinh non, sang chấn trong quá trình sinh… dẫn tới não của trẻ bị tổn thương (bại não). Trẻ bại não chia ra làm các thể khác nhau có trẻ chậm nói, trẻ chậm vận động.

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Cách bỏ chặn facebook trên điện thoại iPhone