Cơ thể có những tế bào dị thường, làm sao để chúng không 'trỗi dậy' thành ung thư

Thiện Duyên 2017-05-13 18:30
- Ung thư là nỗi ám ảnh cho sức khỏe con người, đặc biệt trong cuộc sống hiện đại với xu hướng người mắc ung thư đang trẻ hóa dần. Có thật ai cũng có tế bào ung thư? Và làm sao để không kích hoạt nó?

Sự thật về tế bào ung thư trong cơ thể con người

Bất luận là vì muốn khuyến khích con người quý trọng sức khỏe hay là vì chiến lược kinh doanh các sản phẩm ngăn ngừa ung thư, cách nói “Mỗi người đều có tế bào ung thư” thật sự không khoa học và mang tính chất gây áp lực, hoang mang cho mỗi người.

Theo các nhà y học và khoa học, nói chính xác hơn phải là: Bên trong cơ thể mỗi người hoặc nhiều hoặc ít đều có những tế bào dị thường “có vấn đề”, nghĩa là các tế bào xảy ra đột biến gen. Chúng là nguồn phát triển thành tế bào ung thư tiềm tàng trong cơ thể.

Vì vậy, sự thật là “Bất kỳ ai cũng đều có thể mắc ung thư” chứ không phải là “Mỗi người đều có tế bào ung thư”.

Tại sao nói các tế bào dị thường không đồng nghĩa là tế bào ung thư

Vì cơ thể con người có cơ chế phòng kháng, có thể khiến các tế bào dị thường bị tiêu diệt

Trong các tình huống bình thường, cơ thể con người sẽ biết cách tự kiểm tra tế bào xem có xảy ra đột biến khác thường hay không, sau đó tìm phương án phục hồi những đột biến này.

Nếu thực tế không thể khắc phục và cải thiện lại các gen đột biến thì cơ thể sẽ kích hoạt gen kháng ung thư mạnh mẽ có tên gọi là P53, khởi động “quy trình tự hủy” của tế bào để thông qua nhiều con đường khác nhau làm triệt tiêu tế bào đột biến gen mà trước đó không thể khôi phục bình thường.

Phải chăng mỗi người đều có tế bào ung thư và làm sao để không kích hoạt nó

Sự phát sinh ung thư là cả một quá trình dài và phức tạp

Ung thư phát sinh cần phải có nhiều giai đoạn trong khoảng vài chục năm mới có thể hoàn thành, và thực tế không phải là cứ có gen đột biến thì sẽ mắc bệnh ung thư.

Rất nhiều chứng bệnh ung thư trước khi phát sinh sẽ có một giai đoạn “khối u lành tính”. Nếu quan tâm đúng mực và kịp thời thăm khám, phát hiện để điều trị những u lành này thì có thể ngăn ngừa biến chứng thành ung thư một cách hiệu quả.

Không “kích hoạt” các tế bào dị thường sẽ tăng cơ hội phòng ngừa ung thư

Từ khi phát sinh tế bào ung thư dẫn đến các chứng bệnh ung thư không phải là một chuyện dễ dàng. Nó có thể phải cần nhiều đột biến gen mới xảy ra. Trong số đó, có rất nhiều tình trạng gen bị đột biến chính do ảnh hưởng từ nhân tố môi trường sống hay các thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh. Hiểu biết và tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau đây có thể giúp bạn hạn chế tối đa việc “kích hoạt” tế bào dị thường gây ra ung thư.

Phải chăng mỗi người đều có tế bào ung thư và làm sao để không kích hoạt nó

Không hút thuốc và tránh xa cả môi trường sống có “nguồn thuốc lá gián tiếp”

Theo thống kê của Tổ chức vệ sinh Thế Giới, sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong có liên quan đến các chứng ung thư chiếm đến 22% trên toàn cầu. Vì vậy, muốn phòng chống ung thư tích cực, đơn giản trước hết là bạn không nên đụng đến thuốc lá. Không những vậy, trường hợp “hút thuốc lá gián tiếp”, nghĩa là bạn phải hít khói thuốc từ người khác cũng là cơ hội khiến tế bào dễ đột biến, gây ra ung thư cao.

Không uống hoặc hạn chế bia rượu

Ung thư gan, ung thư khoang miệng, ung thư đường ăn uống v.v… đều có liên quan rất nhiều đến bia rượu. Do đó, dù vì lý do gì thì hạn chế thói quen chè chén, thậm chí là tránh xa các thức uống có cồn mạnh là một trong những việc làm giảm nguy cơ ung thư.

Kiên trì rèn luyện cơ thể, khống chế tốt thể trọng

Theo các số liệu thống kê thì có một hiện thực đáng ngại là: Những người mập và béo phì càng dễ mắc ung thư. Vì thế, mỗi người nên có thói quen sinh hoạt khoa học để duy trì thể trọng đúng chuẩn, đặc biệt là phải có vận động thể chất phù hợp để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Phải chăng mỗi người đều có tế bào ung thư và làm sao để không kích hoạt nó

Bạn có thể ghi vào sổ tay bảng đối chiếu thể trọng theo chỉ số BMI để thường xuyên theo dõi và cải thiện cân nặng.

BMI :dưới 18.5 Thể trọng quá thấp

BMI: 18.5 - 23.9 Thể trọng bình thường

BMI: 24 - 27.9 Thể trọng quá cao

BMI: ≥28 Béo phì

Quản lý tốt cái miệng

Thường có câu “bệnh từ miệng mà vào”, rất nhiều tình trạng đột biến gen tế bào và dẫn đến ung thư đều liên quan không nhỏ đến chế độ ăn uống hằng ngày. Bạn nên ăn thực phẩm ít muối, ăn nhiều các loại ngũ cốc, đậu, rau xanh và trái cây, ít ăn thức ăn có nhiệt lượng cao (nhiều đường, nhiều dầu mỡ) và hạn chế các loại thịt gia công (lạp xưởng, thịt muối, thịt hộp v.v…)

Có phương pháp chống nắng tích cực

Phơi nắng mặt trời không phải là chuyện xấu nếu không muốn nói là còn có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên việc tắm nắng phải khoa học và có mức độ. Ở dưới ánh nắng gay gắt quá nhiều, các tia tử ngoại sẽ trở thành nhân tố gây ung thư da. Trong sinh hoạt hằng ngày, bạn nên chủ động công tác chống nắng hiệu quả, như thoa kem chống nắng, đeo kính râm, mang bao tay, khẩu trang, đột nón, mặc quần áo dài v.v…

Phải chăng mỗi người đều có tế bào ung thư và làm sao để không kích hoạt nó

Nuôi con bằng sữa mẹ

Với phụ nữ, việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể làm giảm nguy cơ phát sinh ung thư vú đến 10%, có tác dụng phòng ngừa hiệu quả đối với ung thư tuyến vú ác tính nhất.

Tiêm ngừa

Chủng ngừa viêm gan B có thể phòng ngừa ung thư gan nguyên phát, trong khi đó tiêm chủng HPV lại có thể ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Vì vậy, nếu có thể ngăn chặn nguồn phát bệnh ung thư nào thì con người đều nên chủ động tích cực tiêm ngừa đầy đủ.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Thói quen này giúp bạn phát hiện các tế bào có hiện tượng đột biến gen sớm nhất và điều trị kịp thời, làm giảm nguy cơ phát sinh thành ung thư.

 

Thiện Duyên - Nguồn: aboluowang, sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Hot girl quê Cà Mau, từng làm kẻ thứ ba gia nhập hội dao kéo 'tất tần tật'