Cảnh báo: Đây là loại vi khuẩn sống trong hầu họng của nhiều người đang có xu hướng KHÁNG KHÁNG SINH

2017-09-21 14:04
- “Dùng thuốc thiếu cân nhắc thì chỉ sau từ 10 -20 năm chúng ta sẽ không còn thuốc chữa bệnh. Con người có thể bị tử vong chỉ vì một vết cắt chảy máu do bị nhiễm trùng bị kháng thuốc. Kháng thuốc sẽ làm tăng chi phí y tế, kinh tế, xã hội, gánh nặng bệnh tật và tử vong”, PGS. TS Kính nói.

Trao đổi với chúng tôi bên lề Hội nghị sơ kết về phòng, chống kháng thuốc giai đoạn I, PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho hay, trong 10 năm qua, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương là đơn vị đầu ngành theo dõi mạng lưới kháng thuốc của các đơn vị khám chữa bệnh. Kết quả cho thấy có sự gia tăng kháng thuốc đáng cảnh báo. Qua theo dõi đã xuất hiện những loại siêu vi khuẩn đa kháng thuốc (kháng nhiều loại thuốc) tại các bệnh viện.

“Trong cộng đồng, thời gian gần đây cũng đã xảy ra tình trạng kháng thuốc đối với vi khuẩn phế cầu gia tăng. Tỷ lệ kháng thuốc với vi khuẩn phế cầu được ghi nhận khoảng 30-40%. Vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae) là loại vi khuẩn nguy hiểm, dẫn đến các bệnh như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết. Đây là loại vi khuẩn cư trú ở vùng hầu họng của người trưởng thành. Nếu sức khỏe  tốt vi khuẩn sẽ không có điều kiện phát triển để gây bệnh. Vi khuẩn phế cầu thường mắc ở trẻ nhỏ và người già do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy giảm. Trong trường hợp một bệnh nhân bị mắc vi khuẩn phế cầu nếu kháng tất cả các loại thuốc kháng sinh thì nguy cơ tử vong là rất cao”, PGS.TS Kính cho biết.

Ốm sốt dùng ngay thuốc kháng sinh chỉ sau 10-20 con người sẽ không còn thuốc chữa

PGS TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế cho hay, lạm dụng sử dụng kháng sinh trong điều trị làm tăng nguy cơ kháng thuốc.

Kháng thuốc xảy ra do quá trình chọn lọc tự nhiên của vi khuẩn. Sử dụng kháng sinh trong chữa bệnh không đúng (không đủ liều, quá liều, không phù hợp với bệnh) dễ gây ra tình trạng kháng thuốc…

PGS.TS Kính khuyến cáo, hiện nay không ít người dân có quan niệm sốt uống kháng sinh để khỏi nhanh hoặc khi bị ốm bác sĩ kê đơn thuốc nhưng mới đỡ không uống hết đơn có thể dẫn đến kháng kháng sinh.

“Dùng thuốc thiếu cân nhắc thì chỉ sau từ 10 -20 năm chúng ta sẽ không còn thuốc chữa bệnh. Con người có thể bị tử vong chỉ vì một vết cắt chảy máu do bị nhiễm trùng bị kháng thuốc. Kháng thuốc sẽ làm tăng chi phí y tế, kinh tế, xã hội, gánh nặng bệnh tật và tử vong”, PGS. TS Kính nói.

Đáng lo ngại

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho hay, kết quả thực hiện chương trình kháng thuốc vẫn chưa thực sự được như mong muốn. Vẫn còn tình trạng sử dụng mua bán thuốc không có đơn kê của bác sĩ khá phổ biến. Người dân vẫn tự ý điều trị kháng sinh khi chưa vẫn cần thiết.

Tại các bệnh viện tuyến tỉnh đang lạm dụng kháng sinh thế hệ 3 rất nhiều. Hầu hết các bệnh viện tuyến vẫn đang điều trị bao vây gây khó khăn cho việc dùng kháng sinh khi bệnh nhân đưa lên tuyến trên.

Sắp tới Bộ Y tế đã xử phạt thật nặng những nhà thuốc bán thuốc kháng sinh không có đơn. Việc bán thuốc kháng sinh nếu không đúng bệnh chẳng khác gì giết người. Bắt buộc các nhà thuốc phải quản lý thuốc bằng công nghệ thông tin và có lưu đơn.

Đối với các bác sĩ phải tuân thủ kê đơn thuốc thuốc điện tử và có lưu lại đơn để theo dõi được việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân. Bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh cho bệnh nhân nếu không cần dùng sẽ bị nêu tên, giảm lương, cắt thưởng…

Còn theo PGS TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng, lạm dụng sử dụng kháng sinh trong điều trị làm tăng nguy cơ kháng thuốc. Kháng thuốc sẽ khiến cho bệnh nhân phải nằm viện lâu hơn và có thể  tử vong tăng ở tất cả các nhóm tuổi.

“Nếu như chúng ta không có hành động phòng, chống kháng thuốc thì ngày mai không có thuốc chữa”, Bộ Trưởng nhấn mạnh.

Để giảm nguy cơ kháng thuốc cần phải bắt buộc các hiệu thuốc bán thuốc theo đơn. Bác sĩ khi điều trị kháng sinh cho bệnh nhân cần phải có phác đồ, không sử dụng kháng sinh khi thấy không cần thiết.

Ngoài vấn đề kháng thuốc đang hết sức nhức nhối thì vấn đề nhiễm khuẩn bệnh viện cũng cần được quan tâm. Theo Bộ trưởng, cách phòng chống nhiễm khuẩn đơn giản nhất là phải rửa tay đúng cách với xà phòng. Tuy nhiên, khi đi tới nhiều bệnh viện, Bộ Trưởng không thấy có xà phòng để rửa tay. Việc rửa tay nếu nhưng không có xà phòng thì gần như bằng không khi phòng chống nhiễm khuẩn và rửa tay không đúng sẽ làm nguy cơ bị lây nhiễm chéo.

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Các cách giúp tóc bạn dày hơn dễ làm tại nhà