Bất ngờ với công thức loại nước ép dễ làm, cực tốt cho bệnh nhân tiểu đường

2018-05-14 18:30
- Nước ép mướp đắng có nhiều công dụng với sức khỏe nhất là người mắc tiểu đường.

Cách làm nước ép mướp đắng

Bước 1: Khổ qua bạn ngâm trong nước muối pha loãng sau đó bổ đôi, bỏ hạt, cắt nhỏ rồi cho vào máy ép lấy nước. Nếu không có máy ép, bạn có thể cắt nhỏ khổ qua rồi cho vào máy xay nhuyễn. Tiếp theo cho vào một túi vải sạch vắt lấy nước.

Bước 2: Cho nước ép ra ly, thêm vào 1 muỗng cà phê nước cốt chanh và 2 muỗng canh mật ong, khuấy đều là bạn đã có thể dùng ngay. Để dễ uống hơn, bạn nên để nước ép vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 tiếng trước khi dùng. Người bệnh tiểu đường nên uống hỗn hợp này vào mỗi buổi sáng trước khi ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý: Những người mắc bệnh tiêu hóa, huyết áp thấp, đau đầu kinh niên, phụ nữ mang thai không nên ăn hoặc uống nước ép khổ qua vì có thể gây ra một số ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Nếu có hiện tượng bất thường sau khi uống nước ép khổ qua, bạn nên dừng lại ngay và đến gặp bác sĩ để được thăm khám.

Hy vọng với cách làm nước ép khổ qua dễ làm ở trên, bạn sẽ sớm điều trị khỏi bệnh tiểu đường.

Bất ngờ với công thức loại nước ép dễ làm, cực tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Lợi ích của nước ép mướp đắng đối với tiểu đường

1. Giảm glucose trong máu

Thay vì nhắm mục tiêu một cơ quan hoặc mô cụ thể như thuốc chữa bệnh, mướp đắng tạo điều kiện cho sự trao đổi chất glucose trong toàn bộ cơ thể với hai hợp chất có charatin và momordicin - chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc làm giảm mức đường trong máu.

2. Tạo thuận lợi cho tiêu hóa carbohydrate

Mướp đắng có hiệu quả trong điều trị bệnh tiểu đường type 1 và type 2 vì nó ảnh hưởng đến các kênh vận chuyển glucose. Điều này đặc biệt có lợi trong việc ngăn ngừa nồng độ đường trong máu tăng sau bữa ăn.Mướp đắng ức chế các enzym tham gia phá vỡ disaccharides, monosaccharides (Glucid đơn giản không thể thủy phân được), do đó làm giảm lượng glucose được đưa vào máu. 

3. Tăng cường bài tiết Insulin

Insulin có liên quan đến việc vận chuyển đường từ máu đến cơ xương và mô mỡ. Đường này sau đó được sử dụng cho sản xuất năng lượng.

Insulin ngăn ngừa sự sản xuất đường trong gan và sự phóng thích của nó vào máu. Bệnh tiểu đường type I là do sự thất bại của tuyến tụy trong việc sản xuất đủ insulin để dự phòng các trường hợp tăng giảm đột biến mức đường trong máu.

Bằng cách làm tăng bài tiết insulin tuyến tụy, mướp đắng có thể giúp điều trị bệnh tiểu đường type 1.

4. Hồi sức kháng Insulin

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mướp đắng có chứa các hợp chất được gọi là glycosides axit oleanolic có thể cải thiện sự dung nạp glucose ở bệnh nhân tiểu đường type II, bằng cách ngăn ngừa hoặc đảo ngược kháng insulin.

5. Chống oxy hoá

Hàm lượng đường trong máu tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1 và type 2, làm tăng nguy cơ bị oxy hóa và viêm trong toàn thân, dẫn đến mù, đái tháo đường, đột quỵ, đau tim hoặc bệnh thận.

Mướp đắng có thể ngăn ngừa tất cả các bệnh này không chỉ bằng cách hạ thấp mức đường trong máu mà còn thông qua tính chất chống oxy hóa của nó.

PV (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Scandal Ngô Diệc Phàm tạo nên cuộc 'phong sát' lớn nhất và lập kỷ lục trên mạng xã hội