Bạn sẽ choáng khi biết sự thật về quan niệm uống nước nhiều trước khi ngủ cho cả đêm đỡ khát

2017-04-15 06:36
- “Cơ thể sẽ không hoạt động trong cả đêm và sẽ không vã mồ hôi, nên lượng nước tích lại sẽ làm cản trở sự cân bằng điện giải trong cơ thể, gây ra các biến chứng về thận – tiết niệu”.

Dễ có cảm giác mệt mỏi, buồn nôn

Trong bài viết trước, chúng tôi đã đề cập đến tác dụng của uống 1 ly nước trước khi ngủ, việc uống quá nhiều nước trước khi ngủ lại có thể gây hại cho rất nhiều cơ quan của cơ thể, thậm chí còn nguy hiểm tới sức khỏe.

TS.BS Trương Hồng Sơn, Phó Tổng thư ký hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện y học ứng dụng Việt Nam cho hay: Uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ sẽ gây tích nước trong cơ thể. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới hệ thận – tiết niệu mà còn ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn của cơ thể. Tích nước có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng như viêm đường tiết niệu. Uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ cũng có thể dẫn đến tình trạng tụt lượng muối trong cơ thể”.

Uống nhiều nước trước khi ngủ nguy thận, hại tim, tổn thương não

Uống nhiều nước trước khi ngủ nguy hại tới nhiều cơ quan trong cơ thể, ảnh minh họa.

Trong máu chúng ta, luôn cần có một lượng muối nhất định. Khi uống quá nhiều nước, máu sẽ bị pha loãng và thận sẽ không đủ khả năng để lọc bỏ ngay lập tức lượng nước thừa này để duy trì cân bằng muối trong cơ thể. Đây là một tình trạng nguy hiểm có thể gây các triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn và tiểu nhiều.

Uống nhiều nước trước khi ngủ cũng sẽ ảnh hưởng tới chức năng của não bộ. Có thể gây ra phù não và ảnh hưởng đến hệ thần kinh, dẫn đến một số triệu chứng như mất tỉnh táo, co giật và các triệu chứng thần kinh khác. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra khi uống cực kỳ nhiều nước.

Nguy hại cho thận

Có nhiều độc giả lo lắng, uống nước nhiều trước khi ngủ gây hại thận, TS.BS Trương Hồng Sơn cho hay: “Cơ thể sẽ không hoạt động trong cả đêm và sẽ không vã mồ hôi, nên lượng nước tích lại sẽ làm cản trở sự cân bằng điện giải trong cơ thể, gây ra các biến chứng về thận – tiết niệu”.

Trong khi chúng ta ngủ, cơ thể sẽ giải phóng ra hormone chống bài niệu ADH để làm chậm chức năng thận và làm giảm cảm giác buồn đi tiểu vào ban đêm.

Nếu uống 2-3 ly nước vào buổi chiều tối thì lượng nước thừa sẽ được đào thải vào thận và lúc này, tác dụng của hormone ADH sẽ giảm đi. Bạn sẽ có cảm giác đầy bàng quang và sẽ phải thường xuyên thức dậy đi tiểu và sau đó khó ngủ lại. Uống nước trước khi đi ngủ cũng có ảnh hưởng không tốt tới những người bị bệnh thận hoặc bệnh tim mạch.

TS.BS Trương Hồng Sơn phân tích: “Người bị bệnh lý thận và tim mạch, không nên uống nước trước khi đi ngủ (kể cả khi đó là 1 ly nước cũng không nên).  Nguyên nhân là vì lượng nước uống vào sẽ làm tăng áp lực lên thận, vốn đã rất yếu ở người bệnh thận và tim mạch, do đó thận sẽ không đủ khả năng để loại bỏ lượng nước này ra khỏi cơ thể trong khi ngủ”.

Với những người mắc bệnh thận và bệnh tim mạch, tốt nhất nên tránh uống nước 2 tiếng trước giờ đi ngủ và đảm bảo rằng đã đi tiểu tiện trước khi đi ngủ (có thể đi tiểu 2 lần trước khi đi ngủ nếu cần).

Ngoài thận thì bàng quang cũng sẽ bị ảnh hưởng. Bàng quang vốn là một cơ quan có sự co giãn tự nhiên do việc uống nước. Vào ban đêm, bàng quang cần được trở về kích thước ban đầu của nó. Do vậy, việc uống nhiều nước vào ban đêm có thể sẽ khiến bàng quang vẫn bị giãn ra trong suốt cả đêm nhưng nước tiểu lại không được đào thải ra ngoài. Tình trạng này diễn ra trong nhiều ngày có thể gây hại tới bàng quang.

 

 Chuyên gia tư vấn cách uống nước đúng và tốt sức khỏe

- Loại nước uống tốt nhất là nên uống nước lọc. Ngoài ra, có thể uống thêm nước trái cây tươi, sữa, trà và các loại đồ uống không cồn và ít/không đường khác.

-  Lượng nước uống: lượng nước cần uống mỗi ngày sẽ phụ thuộc vào tuổi, giới, mức độ hoạt động thể lực, vấn đề sức khỏe đang mắc phải và tình trạng thời tiết. Để dự phòng tình trạng mất nước, người trưởng thành cần uống trung bình 2.5 lít nước mỗi ngày (khoảng từ 8-12 ly nước), bao gồm cả nước có trong các loại thực phẩm. Lượng nước này sẽ tăng lên nếu hoạt động thể chất nhiều, thời tiết nóng ẩm, bị ốm, mang thai hoặc đang cho con bú.

- Thời điểm uống nước: Nếu không mắc các vấn đề về thận hoặc tim mạch và nếu giấc ngủ không bị gián đoạn bởi việc tiểu đêm, thì việc uống 1 ly nước trước khi đi ngủ sẽ không có vấn đề gì cả.

Ngoài thời điểm trước khi đi ngủ, các thời điểm tốt để uống nước trong ngày bao gồm: ngay sau khi ngủ dậy, trước một bữa ăn, trước và sau khi luyện tập thể thao, khi đang bị ốm/mệt, khi vừa tiếp xúc với người ốm. Có thể để ly nước gần giường ngủ, phòng trường hợp khát nước và tỉnh dậy vào giữa đêm.

- Ngoài ra, cũng cần tránh không mắc phải một số sai lầm thường gặp khi uống nước: đợi đến khi khát mới uống nước, uống quá nhiều nước ngọt có ga hoặc có đường, uống quá nhiều đồ uống có cồn/caffein…

 Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Trẻ nhỏ sinh vào 7 ngày này, tương lai thành danh, bố mẹ mở mày mở mặt