4 'thủ phạm' gây hôi miệng cũng là cảnh báo bạn đang mắc bệnh lý

2016-12-29 19:23
- Hôi miệng khiến bạn kém tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân sâu xa có thể do 4 yếu tố dưới đây.

Bệnh răng miệng

Nguyên nhân hàng đầu khiến hơi thở của bạn có mùi hôi là vấn đề ở răng miệng. Do đó khi bị hôi miệng, việc đầu tiên cần làm là đi khám nha sĩ để xác định chính xác có bị bệnh ở răng miệng hay không. Bệnh răng miệng gây nên mùi hôi xuất phát từ sâu răng, nướu răng bị viêm, vệ sinh răng miệng không cẩn thận hay ít đánh răng ban đêm.

Ngoài ra, khô miệng cũng là nguyên nhân dẫn đến mùi hôi. Bởi khi miệng bị khô, tiết nước bọt giảm. Các vi khuẩn tồn tại và phát triển trong miệng không bị tiêu diệt gây hôi miệng.

Khô miệng thường bị ảnh hưởng do những thay đổi nội tiết tố thời kỳ mãn kinh. Cho nên những phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh phải chú ý các sản phẩm làm từ đậu nành. Khi các sản phẩm này được đưa vào cơ thể, chất isoflavone được bổ sung, giảm thiếu nội tiết tố. 

Một nguyên nhân khác ở răng miệng cũng khiến cho hơi thở của bạn có mùi là loét miệng. Loét miệng xảy ra có thể do bạn nóng trong người, cắn phải miệng... nhưng cũng có thể bị thiếu vitamin nhóm B. Do đó, phải bổ sung vitamin nhóm B bằng cách tăng cường rau củ, trái cây... 

hôi miệng

Bệnh đường tiêu hóa

Khi bạn muốn hơi thở được cải thiện thì không nên bỏ qua nguyên nhân từ bệnh tiêu hóa. Khi bị trào ngược dạ dày lên thực quản khiến thức ăn và axit bị trào lên dẫn đến hơi thở ra ngoài có mùi. Thực phẩm chiên hay chứa nhiều chất béo, đồ uống có ga, sữa, sản phẩm làm từ cà chua... có thể gây nên sự khó chịu cho dạ dày và gây nên trào ngược.

Bên cạnh đó, thoát vị thực quản cũng sẽ là nguyên nhân khiến miệng bạn bị hôi miệng. Zenker - hay còn gọi là hội chứng túi thừa hầu - thực quản khiến cho các thực phẩm bị giữ lại ở thực quản bị chuyển hóa dẫn đến thoát khí ở miệng.

Bệnh lý ở gan

Gan là bộ phận quan trọng, chịu trách nhiệm chính trong việc thanh lọc, loại bỏ các chất độc để bảo vệ cơ thể tránh nhiễm độc. Nhưng khi có bệnh lý ở gan, có nghĩa gan bị yếu đi sẽ mất dần chức năng này. Vì vậy, các chất độc sẽ tồn tại trong cơ thể. Khi đó, hơi thở có mùi nặng hơn và thậm chí mùi hôi rất khó chịu.

Vì vậy, nếu khi phát hiện mùi hôi miệng nặng hơn phải chú ý đến bệnh ở gan và xét nghiệm máu nhằm kiểm tra chức năng gan. Nếu không điều trị kịp thời, bạn sẽ bị nổi nhọt và mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp.

Nhẹ nhất trong bệnh gan có thể là nóng gan. Khi gan kém, sẽ gây nóng trong người, bốc hỏa lên miệng. Do đó, bạn cần phải uống thêm nước, bổ sung thêm trái cây và uống các loại thuốc thanh lọc gan. Nặng hơn có thể là biểu hiện ban đầu của viêm gan, xơ gan hay suy gan dẫn đến cơ thể nhiễm độc.

Mảng bám lưỡi 

Trên lưỡi thường có những mảng bám. Nguyên nhân của mảng bám xuất phát từ xác tế bào bạch cầu, thức ăn thừa sót lại hay vi khuẩn. Khi mảng bám này dày lên, nếu lười vệ sinh sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn tiếp tục tồn tại.

Vết nứt trên lưỡi tạo nên các khe, lúc đó tuyến nước bọt hoạt động kém kết hợp môi trường kém oxy sẽ làm cho vi khuẩn kị khí sinh sôi gây nên hôi miệng. 

Anh Minh (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Nhìn tướng trán đoán trúng tính cách và trí tuệ của con người