Từ vụ tranh chấp tiền bạc của vợ chồng vua cà phê lại nghĩ: Chồng hay vợ nên giữ tiền?

2019-03-28 19:04
- Quản lý chi tiêu phải dựa vào thỏa thuận hợp lý và khả năng tài chính của đôi bên. Ai giữ tiền không có nghĩa là người đó hoàn toàn tự quyết định mà luôn phải có sự tôn trọng và thống nhất về các khoản chi tiêu cho đối phương hiểu.

Quản lý chi tiêu phải dựa vào thỏa thuận hợp lý và khả năng tài chính của đôi bên. Ai giữ tiền không có nghĩa là người đó hoàn toàn tự quyết định mà luôn phải có sự tôn trọng và thống nhất về các khoản chi tiêu cho đối phương hiểu rõ.

"Anh nói cho em biết, từ ngày cưới nhau đến giờ anh có chuyển vào tài khoản của em đồng nào không?"

Theo kết quả xác minh, hiện chỉ còn khoảng hơn một tỷ đồng tại ngân hàng. Đối với những tài sản nằm tại ngân hàng nước ngoài không thể xác minh do bị từ chối cung cấp thông tin khách hàng. Phía ông Nguyên Vũ khẳng định khoản tiền khổng lồ là khoản tiền chung của 2 vợ chồng hình thành trong thời kỳ hôn nhân, tuy nhiên bà Thảo lại cho rằng đây là tài sản riêng, đứng tên bà Thảo và không có căn cứ để nói đây là tài sản chung. Bà Thảo liền đặt câu hỏi dành cho ông Vũ:

"Anh nói cho em biết, từ ngày cưới nhau đến giờ anh có chuyển vào tài khoản của em đồng nào không? Nguồn gốc số tiền đó từ đâu?"

Từ vụ tranh chấp tiền bạc của vợ chồng vua cà phê lại nghĩ: Chồng hay vợ nên giữ tiền?
2100 tỷ đồng nằm tại các tài khoản do bà Thảo đứng tên không còn ở các ngân hàng.

Ngay từ các phiên tòa lần trước ông Vũ đã cho rằng hơn 2.100 tỷ đồng tại ngân hàng chỉ là phần nổi. Tài sản tạo lập trong hai mươi năm thực tế nhiều hơn "chứ không phải nhiêu đó”. Sau ít phút, ông Vũ đứng lên và nói:

"Cô nói lời nào chạm nỗi đau lời ấy. 6 năm nay tôi yên lặng. Tôi cũng không cho ai nói gì về cô nữa. Tiền ở đâu, 20 năm kinh doanh, tiền bạc nhiều bao nhiêu tôi không quan tâm. Và tôi không muốn nói nữa".

Từ vụ tranh chấp tiền bạc của vợ chồng vua cà phê lại nghĩ: Chồng hay vợ nên giữ tiền?
Các luật sư cho rằng 2100 tỷ là tài sản chung nên bà Thảo phải chứng minh dùng vào việc chung của 2 vợ chồng, nếu không khi chia sẽ cấn trừ.

Không dừng lại ở đó, phía bà Thảo đưa ra thêm những chất vấn về số tiền mà tập đoàn chi cho hoạt động từ thiện, sắm siêu xe, chương trình Khởi nghiệp thanh niên. Song phía ông Vũ cho rằng đây là phương án kinh doanh của tập đoàn, không liên quan đến tài khoản phân chia giữa 2 vợ chồng…

Hiện tại sự việc vẫn chưa đi đến một kết quả thống nhất và tiếp tục được điều tra làm rõ thêm nhiều tình tiết của câu chuyện. Được biết, phần vốn góp chung tại các công ty thuộc tập đoàn chia đôi, song phải tính đến các yếu tố công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Với tài sản 2.100 tỷ đồng tại ngân hàng chưa thu thập chứng cứ đầy đủ nên tách ra xử lý riêng.

Câu nói chát lòng của bà Thảo và chuyện vợ chồng ai nên giữ tiền trong gia đình

Từ cổ chí kim, không có một câu trả lời chính xác cho câu hỏi ai là người nên giữ vai trò nhạy cảm này trong gia đình. Thật ra ai cảm thấy mình đảm nhận được thì cứ nhận. Nếu một trong hai người cảm thấy khó khăn trong việc quán xuyến chi tiêu, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của người còn lại.

Vào thời đại 4.0, xã hội hiện nay bình đẳng, phụ nữ cũng ra ngoài làm việc thì không có gì lạ khi đàn ông là người vun vén tài chính cho gia đình. Điều quan trọng nhất không phải ai là người giữ tiền, mà là cách giữ sao cho hợp lý vì không một ông chồng hay bà vợ nào muốn mình đi làm cật lực để kiếm tiền rồi sau đó phải ngửa tay xin người bạn đời của mình từng đồng để tiêu vặt hàng tuần/tháng đúng không nào?

Từ vụ tranh chấp tiền bạc của vợ chồng vua cà phê lại nghĩ: Chồng hay vợ nên giữ tiền?
Đừng để tiền bạc làm phai nhạt tình cảm của bạn và người ấy.

Tiền ai nấy giữ “lợi bất cập hại”

Cách giải quyết sòng phẳng nhất là “tiền ai nấy giữ, công ai nấy hưởng”, sự thống nhất này không có gì đáng chê trách hay bàn tán. Đó cũng là một cách để khẳng định sự bình đẳng giữa vợ và chồng. Khi vợ chồng tiền ai nấy giữ, họ sẽ có trách nhiệm và nghĩa vụ phải tiết kiệm, chi tiêu hợp lý những gì có được từ công sức lao động mà bản thân làm ra.

Thế nhưng, hệ lụy mà chuyện tiền ai nấy giữ tạo nên sự phân tán chi tiêu trong gia đình. Sẽ có những khoản tiền bị vung tay quá trán bởi sở thích của vợ hoặc chồng. Khi tự cầm tiền trong tay bất kỳ ai cũng phục vụ cho những lợi thế riêng của mình, ẩn chứa những mâu thuẫn nảy sinh trong chuyện không rõ ràng về tài chính. Nếu có sự đồng nhất tài chính trong gia đình, việc quản lý và chi tiêu sẽ được thực hiện khoa học, hiệu quả hơn.

Đề cử cho vợ/chồng quản lý chi tiêu

Đa số những gia đình hiện nay thường giao chuyện quán xuyến chi tiêu cho người phụ nữ. Thế nhưng, không phải ai cũng khéo vun vén nên trường hợp vợ đoảng, không thể quản chi tiêu hợp lý do bệnh “nghiện shopping” hay lén giúp đỡ cho gia đình của riêng mình không phải hiếm.

Trường hợp gia đình thống nhất cho các ông chồng đứng ra đảm nhận trọng trách nặng nề này thì lại khác. Thứ nhất, đàn ông tiêu tiền của vợ luôn bị dư luận chĩa mũi vào theo kiểu “bám váy vợ”, đây là chuyện đầu tiên mà các anh phải gánh chịu về mặt chủ quan. Thứ hai, nếu người chồng nắm giữ và quyết định toàn bộ chi tiêu trong gia đình, người vợ thường cảm thấy khổ sở, thiếu tự tin do phải sống một cách thiếu thốn, mất đi sự thoải mái tự do. Vì thế, hình ảnh người đàn ông lý tưởng cũng dần mất đi trong mắt người vợ và tình yêu cũng theo đó mà lụi tàn.

Từ vụ tranh chấp tiền bạc của vợ chồng vua cà phê lại nghĩ: Chồng hay vợ nên giữ tiền?
Vợ chồng phải có quỹ chung để dùng khi cần.

Tiền ai nấy quản nhưng hãy công khai rõ ràng và có khoản góp chung

Theo chuyên gia các vấn đề hôn nhân và gia đình Nguyễn Thị Kim Bắc (tổng đài tư vấn 1088 Bưu điện TP HCM) nhận xét: "Trường hợp những cặp vợ chồng mà cả hai đều độc lập, tự chủ về kinh tế, có thu nhập cao hoặc có thừa kế, người này không muốn phụ thuộc kinh tế vào người kia. Trong gia đình ai giữ tiền không phải vấn đề, một quỹ, hay quỹ không quan trọng bằng việc vợ chồng có niềm tin với nhau và có trách nhiệm với gia đình".

Ý kiến của bà Kim Bắc, tiến sĩ tâm lý Vũ Gia Hiền (Hội Khoa học Tâm lý và Giáo dục TP HCM) có phần bổ sung đầy đủ hơn: "Mặc dù không tán đồng quan điểm mỗi người một quỹ nhưng cũng đồng ý rằng quan trọng là vợ chồng thì nên có ý thức thông báo cho nhau về các khoản thu nhập đồng thời hỗ trợ giám sát lẫn nhau. Từ đó, tình cảm vợ chồng càng thêm gắn bó, giảm thiểu tối đa nguy cơ cho các tật xấu ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng".

Tóm lại, phương án giải quyết đơn giản và hiệu quả nhất hiện nay là: Vợ chồng có thể xài tiền chung/riêng nếu muốn, nhưng phải rõ ràng, thành thật và tôn trọng nhau. Cần đề xuất một khoản tiết kiệm để làm đảm bảo khi thất nghiệp, khi ốm đau, khi về già không tạo ra thêm thu nhập. Tài khoản này nên được phải công khai, thống nhất trên một số nguyên tắc nhất định mà cả hai cùng đồng thuận.

"Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh", một gia đình có quy tắc và cách quản lý tài chính riêng tùy thuộc vào quan niệm và tính cách của những thành viên. Tuy nhiên, hãy tạo ra sự bình đẳng trong gia đình bằng việc mỗi người phải hiểu và tự chịu trách nhiệm với những đồng tiền mình kiếm được. Chỉ có khi đó, đồng tiền mới được tiêu đúng người đúng việc, gia đình mới có được sự ổn định, vững bền.

Ảnh: Tổng hợp

Theo Bestie

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Khám phá nguyên nhân 12 chòm sao nữ dù đẹp nhưng vẫn ế