Xây nhà có nên lấp giếng ở trước cửa hay không?

Tuệ Linh 2016-12-28 15:18
- Gia chủ chuẩn bị xây nhà nhưng trước cửa có 1 cái giếng, có nên lấp giếng đi hay không là phân vân của độc giả gửi tới chuyên mục nhờ KTS tư vấn.

 

 Độc giả Nguyễn Hà (Hà Nội) hỏi:

“Tôi đang chuẩn bị xây nhà nhưng trước cửa là giếng. Tôi có nên lấp giếng lại không và thủ tục liên quan đến hoá giải điềm xấu như thế nào? Mong chuyên mục giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn”.

Trả lời:

Trong các công trình phục vụ đời sống trong gia đình, đặc biệt là các gia đình nông thôn hầu như nhà nào cũng đào giếng để chủ động lấy nước sinh hoạt. Trong cái nhìn của phong thủy học, vị trí giếng cũng rất quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như gia đạo của gia đình đó, cho nên việc đặt giếng cũng có một số kiêng kị nhất định.  

Xét về nguyên lí cơ  bản, giếng là phần cực âm của căn nhà khi lấp giếng có thể làm cho căn nhà mất cân bằng âm dương dẫn đến rối loạn trường khí làm cho xấu đi hoặc tốt lên. Nhiều gia đình bị ảnh hưởng kinh tế gia đình trong một thời gian nhất định sau khi lấp giếng. Tuy nhiên vì lý do kiến trúc hoặc kết cấu mà cần phải lấp giếng chúng ta cần nghiên cứu lấp giếng một cách từ từ cho đến khi lấp hẳn.

lấp giếng

Ảnh minh họa

Theo KTS Vũ Thế Cao, theo phong thủy thì giếng có 2 loại tốt hoặc xấu. Giếng tốt khi quanh miệng giếng có cây cỏ tốt tươi, khí quanh miệng giếng mát mẻ, âm dương tương hoà. Khi giếng đục và khô cạn, có mùi hôi thối, nước phèn, chua mặn thì nên lấp sớm.

Giếng tốt thì không nên lấp, giếng xấu thì rất cần. Tuy nhiên ở đây độc giả không có thông tin gì, để có thể biết giếng là tốt hay xấu. Trên thực tế là giếng hiện nay gần như không được sử dụng, việc lấp giếng nhiều khi là cần thiết chỉ là vấn đề sớm hay muộn. 

Câu chuyện lấp giếng ở xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội cách đây không lâu là ví dụ về lấp giếng ẩu. Trong xã có một số giếng nước không dùng đến, sợ nguy hiểm cho trẻ con nên một số thanh niên làng đã cùng nhau lấp cát xung quanh miệng giếng. Không hiểu sao, sau khi lấp xong gia đình những người tham gia lấp giếng đều gặp tai hoạ, ốm đau bệnh tật. Một số người cao niên trong làng cho rằng lấp giếng động đến thần linh, thế là cả ngõ lại phải thuê máy đến hút cát lên. Thật kỳ lạ là ngay sau đó, những người kia cũng khỏi bệnh.

Lưu ý khi lấp giếng

Khi lấp giếng cần những lưu ý sau:

- Lấp giếng ẩu thì sau này nhà khó ở, vì làm ô nhiễm long mạch, động đến cả thần long mạch. Khi đó thần sẽ quở trách. Thực tế là có nhiều quan điểm cho vấn đề này. Đây là quan điểm cá nhân.

- Lưu ý với gia chủ khi lấp giếng nên xem xét chọn ngày, thắp hương kính cáo thần linh thổ công và Thần long mạch xin phép được động thổ lấp giếng. Khi lấp giếng thì phải hút hết nước trong giếng lên, cọ rửa giếng sạch sẽ, hút hết nước bẩn do cọ rửa giếng đi, rồi mới lấp giếng. 

- Giếng phải được lấp bằng đất hoặc cát sạch, không sử dụng phế thải xây dựng, hoặc đất cát bẩn có lẫn rác, xác súc vật chết hoặc lẫn hóa chất. Khi lấp phải đổ sỏi hoặc đá xuống 1 lớp đến ngang mặt nước rồi 1 lớp cát dầy , rồi đến 1 lớp đất sét , sau cùng mới đến đất thịt , có như vậy mới không nghẽn mạch Thuỷ Long - Long Mạch.

- Đối với trường hợp giếng xấu, trong dân gian phương thức lấp giếng khá hiệu quả và an toàn theo các bước sau: Cắm một ống nước bằng nhựa xuống đến đáy giếng, phía trên miệng ống cách mặt đất khoảng 40cm. Đổ sỏi hoặc đá xuống một lớp đến ngang mặt nước. Sau đó đổ một lớp cát dày, rồi đổ một lớp đất sét, rải một lớp than hoạt tính lên trên, dày khoảng 10 cm. Hoặc trước ngày lấp giếng, lấy ba cục đất sét vo tròn phơi nắng trong 21 ngày (theo quan niệm phong thủy, việc này giúp dùng dương khí lấn âm khí của giếng ). Sau đó cắt tiết ba con gà ác thịt đen lấy huyết thoa lên còn lông, xương gà đốt thành tro hòa với nước mưa mà vứt xuống nơi định lấp đoạn mới vứt tiếp ba cục đất sét nói trên.

 Tuệ Linh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Mẹ chồng quốc dân