Ngứa khắp người khi mang thai: mẹo hay cho mẹ

2015-10-12 15:06
- Trong thai kỳ, có đến 14% bà bầu bị ngứa, thường là bắt đầu vào tháng thứ 2. Tình trạng bị ngứa khi mang thai xảy ra do rất nhiều nguyên nhân.

Trong thai kỳ, không ít bà bầu bị ngứa ngáy, khó chịu toàn thân, từ bụng, cổ, ngực, tay, chân đến cả vùng kín. Có đến 14% bà bầu bị ngứa, thường là bắt đầu vào tháng thứ 2. Tình trạng bị ngứa khi mang thai xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Đó có thể là do biến đổi về sinh lý khi cơ thể tăng cân khi mang thai, hormone thai kỳ ảnh hưởng đến lượng sắc tố, đổ mồ hôi nhiều do nóng trong thai kỳ.

1/ Ngăn ngừa nguy cơ bị ngứa khi mang thai

- Bà bầu nên thường xuyên tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là trong mùa nóng. Lựa chọn trang phục thông thoáng, thấm hút mồ hôi.

- Tránh tắm nước nóng quá lâu, cách này chỉ làm tình trạng khô và ngứa trở nên trầm trọng hơn.

- Chọn sữa tắm với độ pH vừa phải, không gây kích ứng, phù hợp với làn da nhạy cảm. Sữa tắm không phù hợp có thể tăng cảm giác ngứa ngáy. Bầu cũng có thể tắm với bột yến mạch, vừa giúp mịn da vừa giúp giảm ngứa hiệu quả.

- Không nên dùng xà phòng, các loại mỹ phẩm làm đẹp dễ gây kích ứng, chứa nồng độ xút cao.

- Dùng khăn mát hoặc khăn ấm để chườm vào vùng da bị ngứa nhằm giảm cảm giác khó chịu.

- Tuyệt đối không cào, gãi hay tác động lực mạnh khi ngứa, bởi nó chỉ làm vùng da ở đó thêm ngứa ngáy, tổn thương. Bầu cũng nên cắt móng tay, vệ sinh tay sạch sẽ thường xuyên để tránh bị nhiễm trùng khi tiếp xúc với chỗ da ngứa.

Ngứa khắp người khi mang thai: mẹo hay cho mẹ

- Nếu bà bầu bị ngứa vùng kín, vệ sinh “cô bé” thường xuyên, giữ sạch sẽ và khô thoáng là điều cần thiết. Bầu có thể dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ để giữ vùng kín khô thoáng hằng ngày. Nhớ đừng nên lạm dụng, vì nó có thể làm thay đổi môi trường pH tự nhiên của âm đạo.

- Tình trạng ngứa khi mang thai sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu bầu ăn phải những thực phẩm gây dị ứng. Nếu nhạy cảm với bất cứ món nào, tuyệt đối tránh xa. Thay vào đó, tăng cường nạp thực phẩm giàu vitamin A, uống nhiều nước đều đặn hằng ngày.

-Để làm dịu cơn ngứa, mẹ bầu có thể dùng kem vitamin E, chống rạn da để thoa lên vùng da khó chịu. Khi xoa ở vùng bụng dưới hay bầu ngực, massage nhẹ nhàng, không tác động mạnh dễ kích thích co bóp tử cung.

2/ Khi nào nên đi thăm khám da liễu?

Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống trị ngứa khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu tình trạng ngày càng trở nên nghiêm trọng, bạn nên đi thăm khám để được kê toa phù hợp trong thai kỳ.

- Bà bầu bị ngứa khắp người kèm dấu hiệu vàng da. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh mật kém lưu thông.

- Bà bầu bị ngứa, phát ban và kèm sốt. Đây thường là dấu hiệu của bệnh thủy đậu, herpes…

- Ngứa kèm tổn thương ngoài da là dấu hiệu của bệnh da liễu như chàm, vẩy nến.

- Bị ngứa kèm cảm giác nóng rát âm đạo: Dấu hiệu nhiễm nấm âm đạo hoặc các bệnh lây qua đường tình dục khác.

Xem thêm

Cách tính tuổi thai

Cách tính ngày dự sinh

Cách tắm cho trẻ sơ sinh

(Theo MB)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

4 bài tập bụng hiệu quả ngay tại nhà