Bánh cà rốt "tốt mình, tốt ta"

Thu Phạm 2015-04-20 05:24
- (Em đẹp) - Những miếng bánh cà rốt mềm ẩm, ăn kèm cùng lớp kem creamcheese mát ngậy và hạt óc chó thơm lừng bùi béo sẽ là một trong những loại bánh bạn không nên bỏ qua khi vào bếp.

Nguyên liệu làm bánh cà rốt

1. Phần bánh
+ 165g cà rốt (cỡ chừng 2-3 củ cà rốt cỡ trung bình)
+ 125g bột mì
+ 200g đường
+ 1 thìa cà phê muối nở (baking soda)
+ 1/2 thìa cà phê bột nở (baking powder)
+ Một chút muối
+ 1/2 thìa cà phê bột quế
+ 2 quả trứng gà
+ 150g dầu ăn 
+ 120g dứa xay nhỏ
+ 40g hạt óc chó (đập vụn)
 
2. Phần kem phủ
+ 110g cream cheese
+ 55g bơ (để mềm ở nhiệt độ phòng)
+ 150g đường bột (bạn có thể gia giảm theo khẩu vị)
+ 50g hạt óc chó  đập vụn (hoặc hạt hạnh nhân, điều...)
 

#1  Thực đơn món ngon mỗi ngày 

#2  Cách làm bánh đa cua thơm ngon từng sợi

#3  Làm há cảo nhân thịt nhanh chóng mà ngon

Cách làm bánh cà rốt

1. Phần bánh
- Vặn lò ở 175 độ C. Lót giấy nướng vào khuôn vuông 20x20 cm.
- Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ và đem bào nhỏ.
- Trộn cà rốt với bột mì, đường, muối nở, bột nở, muối và bột quế.
- Trong một bát khác, cho dầu ăn, dứa xay và 2 quả trứng gà vào, đánh tan.
- Đổ hỗn hợp trứng vào hỗn hợp cà rốt ở trên, trộn đều.
- Cuối cùng thêm hạt óc chó đập vụn vào, trộn đều và đổ ra khuôn.
- Nướng bánh 30-40 phút ở 175 độ C. Bạn cắm thử một chiếc tăm vào bánh, nếu rút ra thấy tăm khô là bánh đã chín hoàn toàn.
- Lấy bánh ra để nguội.
2. Phần kem phủ
- Cho creamcheese, bơ và đường bột vào âu, đánh đều. Nên đánh từ tốc độ nhỏ cho các nguyên liệu quyện đều, sau đó chuyển sang tốc độ trung bình và đánh trong 7-10 phút đến khi được một hỗn hợp nhuyễn mịn, sáng màu là được.
- Bánh sau khi nguội hoàn toàn thì lấy ra, phết kem lên trên, rắc hạt óc chó đập vụn trên cùng. Sau đó cất vào tủ lạnh 2-3 tiếng để kem đông lại.
Chúc các bạn thành công!
Thu Phạm
(Theo Congluan.vn)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Quiet quitting: Bạn có đang ‘làm việc cầm chừng’?